Bài được quan tâm nhất
Góp thêm cách hiểu về từ “Hoa đèn” trong Chinh phụ ngâm khúc
Trao đổi thêm về tiết Sinh hoạt dưới cờ ở cấp tiểu học
Ngôi trường hạnh phúc ở vùng rốn lũ Hương Khê
Công nghệ – Môn học lần đầu xuất hiện ở lớp 3 có gì hấp dẫn?
Phẩm chất bộ đội cụ Hồ – một giá trị văn hóa đặc sắc của quân đội và nhân dân...
PHẨM CHẤT NHÂN ÁI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ấn tượng từ một hội thi
NHÂN CÁCH VÀ CÁI TÔI TRONG NHÂN CÁCH
Bối cảnh giáo dục và ứng dụng công nghệ trong giáo dục hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh – liệt sĩ và hành động của thế hệ trẻ hôm nay
TẠP CHÍ GIÁO DỤC MỚI
  • HOME
  • Chuyển động 24h
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Thể thao
  • Giáo dục
    • Du học
    • Giáo học pháp
    • Hướng nghiệp
    • Góc nhìn phụ huynh
  • Tâm lý
    • Tâm lý học đường
    • Góc nhìn chuyên gia
    • Tham vấn Tâm lý
    • Sức khỏe tâm thần
    • Giải pháp tâm lý
  • Văn hóa – Xã hội
    • Sự kiện Văn hóa – Giáo dục
    • Hôn nhân Gia đình
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Tâm lý Xã hội
    • Khỏe Đẹp
  • Khoa học & Cuộc sống
    • Học liệu
    • Quan điểm Giáo dục
    • Môi trường Giáo dục
    • Giải pháp Giáo dục
  • Media
    • Chuyển đổi số
    • Video
  • Sống đẹp
    • Đạo đức nghề nghiệp
    • Giới tính
    • Hương vị cuộc sống
    • Truyền cảm hứng
    • Tư vấn
    • Việc tử tế
  • Xuất bản Khoa học
    • Bài báo Khoa học
Home Văn hóa - Xã hộiSự kiện Văn hóa Giáo dục Vài chữ Cương
Sự kiện Văn hóa Giáo dục

Vài chữ Cương

by btv.gdm 27/08/2020
27/08/2020 0 Nhận xét
728

Vài chữ Cương

Ngày ở Tây Bắc, tôi có bạn đồng hương tên là Cương. Khi tôi đến chơi nhà, vợ anh mới sinh cháu trai. Anh nhờ tôi đặt tên cho cháu. Người đặt tên phải nói có lý có lẽ, không thì ai nghe. Suy nghĩ một lúc tôi mới nói tên anh có nghĩa là cái gò. Cái gò cũng quý, nhưng muốn con hơn cha nên đặt tên cháu là SƠN (núi). Và như thế là đồi núi trập trùng. Thực ra tôi nói có cơ sở chứ không dám đùa với lòng tin của bạn tôi.

Theo thống kê, ghi âm Hán Việt là CƯƠNG có tới 33 chữ. Dưới đây là mấy chữ  tôi quan tâm:

  • Chữ CƯƠNG (岡) viết đơn giản nhất với nghĩa là gò, đồi, dạng giản thể hơi giống chữ Phong nhưng chữ Cương mập hơn. Gia Cát Khổng Minh dựng nhà trên một cái gò có tên là NGỌA LONG CƯƠNG. Người đời còn gọi ông là NGỌA LONG TIÊN SINH.
  • Chữ CƯƠNG có thêm bộ Đao (剛) có nghĩa là cứng rắn, kiên cường, vừa vặn, chỉ có, vừa mới. Có một loạt từ có tiền tố Cương như: Cương cường, cương nghị, cương thạch, cương trực, cương chính, cương liệt (rắn rỏi, khí phách). Trong bài “Rụng mất một chiếc răng” của Hồ Chủ tịch viết: “Nhĩ đích tâm tình ngạch thả cương/ Bất như lão thiệt nhuyễn nhi trường” (Cứng rắn như anh khác thói thường/ Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương).
  • Chữ CƯƠNG có thêm bộ mịch ( 綱 ) chỉ, giềng, giềng mối (lưới), lớp, bộ phận chủ yếu nhất. Cụ Đào Duy Anh có Cuốn sách mang tên “Việt Nam Văn hóa sử cương” thì cuốn sách này có nghĩa là lịch sử văn hóa Việt Nam phần chính yếu. Cương lĩnh với nghĩa mục đích, đường lối, cơ bản của một tổ chức chính trị và Kỉ cương với nghĩa những phép tắc làm nên trật tự của xã hội cũng dùng chữ Cương này. Cương lĩnh còn có nghĩa là nguyên tắc chỉ đạo. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có nói về Hoạn thư qua lời nàng Kiều: “Trộm nghe kẻ lớn trong nhà/ ở vào khuôn phép nói ra mối giường”.
  • Chữ CƯƠNG có thêm bộ sơn (崗) cũng có nghĩa là đồi, cương vị, đứng gác. Cương vị với nghĩa vị trí trong một hệ thống tổ chức quy định, quyền hạn và trách nhiệm.
  • Chữ Cương có bộ Kim (鋼) có nghĩa là thép. Cương kiều là cầu thép. Cương bút là bút thépVÀI CHỮ CƯƠNG

Ngày ở Tây Bắc, tôi có bạn đồng hương tên là CƯƠNG. Khi tôi đến chơi nhà, vợ anh mới sinh cháu trai. Anh nhờ tôi đặt tên cho cháu. Người đặt tên phải nói có lý có lẽ, không thì ai nghe. Suy nghĩ một lúc tôi mới nói tên anh có nghĩa là cái gò đất. Cái gò đất cũng quý, nhưng muốn con hơn cha nên đặt tên cháu là SƠN (núi). Và như thế là đồi núi trập trùng. Thực ra tôi nói có cơ sở chứ không dám đùa với lòng tin của bạn tôi. Theo thống kê, ghi âm Hán Việt là CƯƠNG có tới 33 chữ. Dưới đây là mấy chữ tôi quan tâm:

Chữ CƯƠNG ( 岡) viết đơn giản nhất với nghĩa là gò, đồi, dạng giản thể hơi giống chữ Phong. Gia Cát Khổng Minh dựng nhà trên một cái gò có tên là NGỌA LONG CƯƠNG. Người đời còn gọi ông là NGỌA LONG TIÊN SINH. Từ chữ CƯƠNG này sản sinh ra nhiều chữ CƯƠNG khác theo nguyên tắc gửi ý. Theo chủ quan của tôi đây là chữ gốc.

Tiếng Khmer cũng có hình thức phát triển vốn từ giống như thế này. Họ xếp những chữ có liên quan với nhau về nghĩa và dạng chữ thành một nhóm gọi là “gia đình từ”.

Chữ CƯƠNG có thêm bộ Đao (剛) có nghĩa là cứng rắn, kiên cường, vừa vặn, chỉ có, vừa mới. Có một loạt từ có tiền tố Cương như: Cương cường, cương nghị, cương thạch, cương trực, cương chính, cương liệt (rắn rỏi, khí phách). Trong bài “Rụng mất một chiếc răng” của Hồ Chủ tịch viết: “Nhĩ đích tâm tình ngạch thả cương/ Bất như lão thiệt nhuyễn nhi trường” (Cứng rắn như anh khác thói thường/ Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương).

Chữ CƯƠNG có thêm bộ mịch ( 綱 ) chỉ giềng, giềng mối (lưới), lớp, bộ phận chủ yếu nhất. Cụ Đào Duy Anh có Cuốn sách mang tên “Việt Nam Văn hóa sử cương” thì cuốn sách này có nghĩa là lịch sử văn hóa Việt Nam phần chính yếu. Cương lĩnh với nghĩa mục đích, đường lối, cơ bản của một tổ chức chính trị và Kỉ cương với nghĩa những phép tắc làm nên trật tự của xã hội cũng dùng chữ Cương này. Cương lĩnh còn có nghĩa là nguyên tắc chỉ đạo. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có nói về Hoạn thư qua lời nàng Kiều: “Trộm nghe kẻ lớn trong nhà/ ở vào khuôn phép nói ra mối giường”.

Nhân có bạn hỏi về tam cương trong quan niệm xưa chúng tôi xin mạo muội trả lời: Tam cương trong tiếng Hán là 三纲 đúng với chữ CƯƠNG đã sơ bộ nói tới ở trên. Tam là ba (三), cương là giềng mối (纲). Giềng chính là sợi dây ở mép lưới đánh cá, nhờ nó mà lưới chắc chắn hơn và các mối dây cũng được liên kết chặt chẽ hơn. Chỉ cần nhìn người quang lưới trên sông thì thấy tầm quan trọng của cái dây mép lưới quan trọng như thế nào. Lưới dù đan bằng những sợi tơ nhỏ nhưng nhờ có mép lưới chắc chắn lưới vẫn bền chắc. Sợi dây này thường to và được ngâm tẩm rất kỹ bằng một loại nhựa cây. Giềng mối chính là mối chính liên kết với các mối khác, hiểu theo nghĩa bóng là mối quan hệ chủ đạo, dựa vào nó mà điều chỉnh các mối quan hệ khác.  Tam cương là chỉ ba mối quan hệ chính trong xã hội mà người đề xuất là Khổng Tử: Trong tam cương có quân thần cương (君臣纲) chỉ quan hệ vua tôi; Phụ tử cương (父子纲) chỉ quan hệ cha con; Phu phụ cương (夫妻纲) chỉ quan hện chồng vợ. Theo Khổng Tử nếu giữ được ba mối quan hệ như vậy gia đình và xã hội sẽ ấm êm, ổn định.

Chữ CƯƠNG có thêm bộ sơn (崗) cũng có nghĩa là đồi, cương vị, đứng gác. Cương vị với nghĩa vị trí trong một hệ thống tổ chức quy định, quyền hạn và trách nhiệm.
Chữ CƯƠNG có bộ Kim (鋼) có nghĩa là thép. Cương kiều là cầu thép. Cương bút là bút thép

…………….

Đông Tử

Chia sẻ FacebookTwitterEmail
Bài trước đó
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh – liệt sĩ và hành động của thế hệ trẻ hôm nay
Bài kế tiếp
Phẩm chất bộ đội cụ Hồ – một giá trị văn hóa đặc sắc của quân đội và nhân dân Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tết ấm cho em”

12/01/2022

Côn đảo – tiếng vọng biển cả

28/10/2020

Những vần thơ xúc động tiễn đưa 13 Chiến sĩ hi sinh tại Rào Trăng

16/10/2020

Lịch sử đồng phục Nhật Bản

21/09/2020

Phẩm chất bộ đội cụ Hồ – một giá trị văn hóa đặc sắc của...

27/08/2020

Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh – liệt sĩ và hành động của...

10/07/2020

Tiếp thơ Lê Anh Tuấn

04/07/2020

Chuyện làng quê một thuở

26/06/2020

Thú chơi: Chơi pháo đất

22/05/2020

Thú ăn: Một món ăn mang màu sắc phương Nam

22/05/2020

Văn hóa tắm

19/05/2020

Ký ức sen

07/05/2020

Viết bình luận Cancel Reply

You must be logged in to post a comment.

Hoặc, đăng nhập bằng:

Xem nhiều

  • 1

    Góp thêm cách hiểu về từ “Hoa đèn” trong Chinh phụ ngâm khúc

    15/06/2020
  • 2

    Trao đổi thêm về tiết Sinh hoạt dưới cờ ở cấp tiểu học

    12/01/2023
  • 3

    Ngôi trường hạnh phúc ở vùng rốn lũ Hương Khê

    30/12/2021
  • 4

    Công nghệ – Môn học lần đầu xuất hiện ở lớp 3 có gì hấp dẫn?

    25/02/2022
  • 5

    Phẩm chất bộ đội cụ Hồ – một giá trị văn hóa đặc sắc của quân đội và nhân dân Việt Nam

    27/08/2020

MỚI NHẤT

  • Tọa đàm khởi động đề tài nghiên cứu “Đo lường khoảng cách kỹ thuật số ở Việt Nam hậu Covid-19 thông qua thí điểm phát triển chỉ số hòa nhập kỹ thuật số dựa trên khuôn khổ của Úc
  • Ấn tượng từ một hội thi
  • Phát huy vai trò của doanh nhân Việt Nam trong Cách mạng tháng 8 vào sự phát triển của đất nước hiện nay
  • Chia sẻ kinh nghiệm Giáo dục mầm non Việt Nam – Zealand
  • Học bổng du học nghề Úc – Cơ hội kép cho du học sinh

CHUYÊN MỤC

  • Chuyển động 24h
  • Cơ sở Pháp lý
  • Du học
  • Đạo đức nghề nghiệp
  • Đạo đức Pháp luật
  • Giải pháp giáo dục
  • Giáo dục – Ứng dụng
  • Giáo học pháp
  • Góc nhìn phụ huynh
  • Khoa học và Cuộc sống
  • Môi trường Giáo dục
  • Quan điểm giáo dục
  • Quản lý giáo dục
  • Quản trị trường học
  • Sự kiện Văn hóa Giáo dục
  • Sức khỏe tâm thần
  • Tâm lý – Ứng dụng
  • Tâm lý xã hội
  • Tiêu điểm
  • Tin Thế giới
  • Tin trong nước
  • Tư vấn tâm lý giáo dục
  • Tuyển sinh
  • Uncategorized
  • Văn hóa – Giáo dục
  • Văn hóa – Xã hội
  • Xã hội học giáo dục
  • Ý kiến bạn đọc

Social Networks

Facebook Twitter Instagram Pinterest Linkedin Rss

TIÊU ĐIỂM GIÁO DỤC

  • 1

    Trao đổi thêm về tiết Sinh hoạt dưới cờ ở cấp tiểu học

    12/01/2023
  • 2

    Ngôi trường hạnh phúc ở vùng rốn lũ Hương Khê

    30/12/2021
  • 3

    Công nghệ – Môn học lần đầu xuất hiện ở lớp 3 có gì hấp dẫn?

    25/02/2022
  • 4

    Ấn tượng từ một hội thi

    24/04/2023
  • 5

    Bối cảnh giáo dục và ứng dụng công nghệ trong giáo dục hiện nay

    22/09/2020

TẠP CHÍ GIÁO DỤC MỚI (DEMO)

Giấy phép xuất bản số ……
© 2023 Bản quyền thuộc về Tạp chí Giáo Dục Mới
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

TỔNG BIÊN TẬP: HỒ QUANG HÒA

Tòa soạn: Số 47 Thọ Lão, P. Đồng Nhân, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (04) 397 12 658. Fax: (04) 397 23 116 | Hotline: 0904 381 356
Email: tvtl.ptgd@gmail.com. Website: https://giaoducmoi.vn

  • Thông tin liên hệ
  • Về chúng tôi
TẠP CHÍ GIÁO DỤC MỚI
  • HOME
  • Chuyển động 24h
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Thể thao
  • Giáo dục
    • Du học
    • Giáo học pháp
    • Hướng nghiệp
    • Góc nhìn phụ huynh
  • Tâm lý
    • Tâm lý học đường
    • Góc nhìn chuyên gia
    • Tham vấn Tâm lý
    • Sức khỏe tâm thần
    • Giải pháp tâm lý
  • Văn hóa – Xã hội
    • Sự kiện Văn hóa – Giáo dục
    • Hôn nhân Gia đình
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Tâm lý Xã hội
    • Khỏe Đẹp
  • Khoa học & Cuộc sống
    • Học liệu
    • Quan điểm Giáo dục
    • Môi trường Giáo dục
    • Giải pháp Giáo dục
  • Media
    • Chuyển đổi số
    • Video
  • Sống đẹp
    • Đạo đức nghề nghiệp
    • Giới tính
    • Hương vị cuộc sống
    • Truyền cảm hứng
    • Tư vấn
    • Việc tử tế
  • Xuất bản Khoa học
    • Bài báo Khoa học